446 Cộng Hòa, Phường 15, Quận Tân Bình, TPHCM
flyhigh.edu.vn.s1@gmail.com
Trong bài viết cuối cùng của Bí kíp luyện nghe TOEIC từ A-Z, mình sẽ chia sẻ chủ đề được nhiều bạn quan tâm nhất – những “mánh” làm từng dạng bài và một chút kinh nghiệm liên quan tới tâm lý thi cử.
Bài viết tham khảo:
Chiến thuật làm bài
Như đã hứa ở các phần trước, hôm nay mình xin chia sẻ một số “chiến thuật”, các mẹo làm bài nghe Toeic có thể áp dụng vào từng dạng bài để đạt điểm số cao.
Part 1 trong bài Listening gồm 10 câu miêu tả hình ảnh. Khi làm phần này, chúng ta có thể tận dụng thời gian hướng dẫn để xem lướt qua một lượt các hình ảnh trước khi làm bài, để biết được sơ qua những gì sắp được nghe.
Cần xác định trong bức hình có người hay vật, hay cả hai. Nếu bức hình chỉ có người, loại bỏ luôn các đáp án có chỉ vật.
Khi gặp các bức hình có cả người và vật, bạn có thể ước đoán trong đầu các đáp án về hành động, vị trí của họ. Khi làm bài, dù đã nghe được đáp án đúng với suy nghĩ ban đầu, dự đoán của mình, bắt buộc phải nghe đầy đủ cho tới hết câu hỏi mới được phép chắc chắn câu trả lời của mình là đúng.
Tương tự như phần 1, ở Part 2 bạn cũng nên nghe theo keyword. Nên chú ý nghe ngay từ những từ đầu tiên để xác định đó là WH-question hay Yes/no, tag question.
Nếu gặp Wh-question, bạn có thể đoán xem dạng câu hỏi đó sẽ có đáp án đúng tương ứng như thế nào và đồng thời loại bỏ các đáp án không phù hợp. Ví dụ trong câu hỏi có từ để hỏi là When, bạn có thể loại bỏ các câu trả lời có at + địa điểm (chỉ phù hợp cho câu hỏi Where) hoặc đáp án có Because... (chỉ dùng cho câu hỏi Why).
Đối với các câu hỏi yêu cầu lựa chọn giữa A và B, bạn có thể giới hạn đáp án ở A hoặc B, không cần quan tâm đáp án còn lại.
Nên chú ý vào những câu trả lời có từ y hệt như từ keyword, bởi những câu này thường là câu sai, được đưa ra để bẫy người nghe.
Bạn phải nghe một đoạn đối thoại và sau đó trả lời 3 câu hỏi thay vì 1 câu như trước. Trong những câu hỏi, người ra đề cũng gài thêm bẫy và các bước suy luận để làm tăng độ khó của bài nghe. Mình thường làm theo các bước sau đây:
Trong thời gian máy phát hướng dẫn, nhìn qua một lượt câu hỏi và các câu trả lời (chú ý đọc thật nhanh). Trong 3 câu hỏi được đưa ra, câu đầu tiên thường là về bối cảnh, ngữ cảnh nên không có quá nhiều thông tin. Nên đọc 2 câu thứ 2 và 3 trước vì các câu hỏi này khá chi tiết, đọc câu thứ nhất sau cùng.
Ước đoán đáp án đúng trong đầu để không mất nhiều thời gian lựa chọn.
Sau khi nghe, chọn ngay đáp án đúng, không nên phân vân quá lâu để mất thời gian, ảnh hưởng tới câu tiếp theo. Cần luyện tập để nghe tốt, không bị bỏ vấp câu trước làm tâm lý thi cử đi xuống, dẫn tới làm sai tiếp các câu sau.
Cách làm part 4 cũng tương tự như part 3, nhưng phần này có thể đơn giản hơn bởi chỉ có 1 giọng nói duy nhất và cũng ít có bẫy như part 3.
Tâm lý thi cử
Sau khi đã áp dụng những cách luyện nghe TOEIC kể trên, khả năng nghe của bạn đã đạt một mức kha khá. Nhưng để làm bài tốt, phải luôn giữ được tâm lý ổn định, vững vàng. Cụ thể:
Nghe ở thế chủ động, tránh nghe bị động.
Nếu bất ngờ có câu không nghe được, cố gắng chọn ngay một đáp án mình cảm thấy phù hợp nhất vào lúc đó, không được hoảng loạn hoặc mất bình tĩnh để làm ảnh hướng tới các câu sau.
Kể cả khi đã nghe được đáp án đúng như dự đoán của bản thân, tiếp tục kiên nhẫn nghe nốt thông tin của bài nói, vì rất có thể đáp án có vẻ đúng ban đầu chỉ là cái bẫy, đáp án thật cồ ở phía sau.
Không nên uống nhiều nước, ăn quá no trước khi đi thi.
Phần 4 là bài viết cuối cùng kết thúc chủ đề Luyện nghe TOEIC từ A-Z. Mong rằng các bạn đã tự tìm cho mình một vài phương pháp hay ho để áp dụng vào quá trình luyện nghe TOEIC. Chúc các bạn thành công trong kỳ thi TOEIC sắp tới.
Tìm hiểu thêm thông tin về các bài giảng miễn phí và các khoá luyện thi TOEIC từ siêu cơ bản tới nâng cao của Flyhigh để được trợ giúp tốt nhất.